Đối diện với Nội chiến Anh Henriette Marie của Pháp

Thời kỳ Tiền nội chiến

Trong những năm 1640, nước Anh rơi vào cuộc nội chiến khủng khiếp được biết đến là Nội chiến Anh hay Chiến tranh Ba Vương quốc, sự sung đột giữa phái ủng hộ vương triều là CavalierRoundhead ủng hộ Nghị viện Anh. Henrietta Maria, vợ của nhà Vua Charles I, theo lẽ thường cũng dính vào cuộc tranh đoạt này. Rất nhiều nghiên cứu cấp trường học ở Anh khi bàn về cuộc nội chiến này đều nêu lên vai trò của bà và mức độ mà bà chịu trách nhiệm để dẫn đến thất bại của phe bảo hoàng về sau[20].

Henrietta Maria khoảng những năm 1630, trước khi Nội chiến Anh bùng nổ.

Hầu hết ý kiến phổ thông đều đánh giá Henrietta Maria trong thời kỳ này là một người mạnh mẽ, áp chế người chồng có phần nhu nhược của mình. Nhà sử học Wedgwood còn nhấn mạnh rằng vai trò của Henrietta Maria chắc chắn rất lớn mạnh, "Nhà vua đều hỏi bà bất kỳ vấn đề chính trị nào, ngoại trừ tôn giáo", và kêu ca rằng nhà Vua Charles I không thành công khi đưa bà vào Cơ mật Hội đồng để dự chính một cách chính thức[21]. Những năm 1970, nhiều sử gia nhận định vai trò của Henrietta Maria lại rất hạn chế, chỉ ra rằng nhiều vấn đề là do Vua Charles I tự mình ra quyết định[22]. Trong khi đó, các sử gia hiện đại nhận định Henrietta Maria có tham dự vào cuộc nội chiến này, nhưng không phải thông qua sự ảnh hưởng chính trị mà là các hành động với công chúng, ảnh hưởng không ít đến quyền đưa ra lựa chọn mà Vua Charles có thể thực hiện[23].

Trước đó, từ những năm 1630, Henrietta Maria đã hành động nhiều vấn đề liên quan đến tôn giáo, mà về sau được nhìn nhận là chất xúc tác mạnh dẫn đến căng thẳng trước thời kỳ Nội chiến, và khiến bà trở thành "Một vị Vương hậu không được dân chúng kính trọng, một người chưa bao giờ thành công khiến triều thần của mình nể phục"[24]. Năm 1632, bà bắt đầu triển khai những dự án xây dựng những nhà thờ Công giáo trong khu vực Dinh thự Somerset. Trước đó, ở trong khu vực này cũng có một nhà thờ cũ và đã bị hạ đi vì dân chúng Tin Lành không thích thú[25], đến khi Henrietta Maria xây dựng nhà thờ mới thì tuy bề ngoài được che đậy kỹ càng, song bên trong phát sinh ra những buổi lễ cầu nguyện theo lối Công giáo ngày một mạnh mẽ. Đặc biệt ở năm 1636, một hoạt động tôn giáo lớn diễn ra ở đây, đã khiến người Tin Lành cảm thấy bị đe dọa và bắt đầu chỉ trích việc làm này của Vương hậu. Theo đó, hoạt động tôn giáo của Henrietta Maria chủ yếu là theo lối Công giáo ở Châu Âu lục địa vào thế kỉ 17 đương thời. Và theo như ghi nhận của nhà sử học Kevin Sharpe, một lượng lớn tầm 300.000 người Anh đã theo Công giáo do sự ảnh hưởng của Henrietta Maria, và con số này chắc chắn còn nhiều hơn nếu xét các dân số sống tại triều đình Anh khi ấy[26].

Hệ quả này khiến Vua Charles I bị chỉ trích mạnh mẽ từ Nghị viện do vô dụng trong việc can thiệp việc làm của vợ mình, và hành động tổ chức Requiem dành cho Richard Blount vào năm 1638 của Henrietta Maria tiếp theo đó càng khiến tình hình thêm phức tạp. Không chỉ dừng lại ở vấn đề tôn giáo gây tức giận dân chúng, Henrietta Maria còn tham gia các vở ca vũ kịch, động chạm đến hình ảnh toàn diện của mình và làm mất lòng những người theo Thanh giáo tại Anh. Trong hầu hết các vở kịch, Henrietta Maria sắm vai diễn truyền tải niềm tin của phong trào Đại kết[27]. Những sự việc của Henrietta Maria được cho là "ngạo mạn và bất dung", thậm chí dấy lên những ý kiến và nhận xét thù ghét về Vương hậu ngay trong triều đình. Học giả người Scotland là Alexander Leighton đã bị tra khảo và bỏ tù vì sỉ nhục Henrietta Maria trong sách của mình, còn Luật sư phái Thanh giáo là William Prynne đã bị xẻo lỗ tai vì viết rằng "Thể loại nữ diễn viên chỉ là những con điếm", một dòng ám chỉ rõ ràng Henrietta Maria[28]. Sau đó, triều đình Anh còn đổ cho Henrietta Maria chịu trách nhiệm trong Bạo loạn ở Ireland năm 1641, được tin rằng có liên quan đến các Tu sĩ dòng Tên mà Henrietta Maria là đại diện. Và cũng vì những hệ quả trên, Henrietta Maria rất ít khi hiện diện ở London từ những năm này[29].

John Pym, người góp phần quan trọng trong Nội chiến Anh.

Từ năm 1641, một liên minh của thành viên trực thuộc Nghị viện Anh đứng đầu bởi John Pym đã tăng sức ép lên Vua Charles I, sau những trận chiến bên ngoài đầy thảm bại. Tiếp đó, Nghị viện tiến hành bắt giam và xử tử Cố vấn của nhà Vua, Tổng giám mục William Laud cùng Thomas Wentworth, Bá tước xứ Strafford. Và như một phần kế hoạch, Pym lại tiếp tục hướng đến Henrietta Maria để tạo một sức ép nữa cho nhà Vua. Cuối năm ấy, một điều luật có tên Đại phản kháng (Grand Remonstrance) đã được Nghị viện Anh thông qua, đã yêu cầu không gọi trực tiếp tên của Henrietta Maria. Và tuy không trực tiếp đề cập, song rõ ràng bà là một phần của những kế hoạch tra khảo và xét xử sắp tới để tạo sức ép cho Vua Charles I[30]. Một tâm phúc cải đạo Công giáo của bà, Henry Jermyn, đã bị buộc phải rời khỏi Anh sau sự kiện Âm mưu binh biến năm 1641 diễn ra.

Những động thái liên tiếp của Henrietta Maria chủ yếu là giúp đỡ chồng mình vạch ranh giới với Nghị viện Anh, và nhiều nguồn tin rằng chính bà đã khiến nhà Vua quyết định bắt giữ thành viên của Nghị viện vào tháng 1 năm 1642, mặc dù không có bằng chứng chắc chắn nào chứng minh[31]. Đại sứ Pháp là Hầu tước de La Ferté-Imbault, trong tình thế cân bằng chính trị của mình khi ấy, đã muốn nhà Vua cùng Nghị viện hòa hoãn, khiến âm mưu bắt giữ của nhà Vua bị trục trặc, bên cạnh đó còn có lẽ do sự can thiệp của người bạn cũ Lucy Hay của Vương hậu, mà cuối cùng John Pym và các thành viên của Nghị viện Anh đều thoát khỏi sự bắt giữ này của nhà Vua. Kế hoạch này khiến lý do chống đối nền quân chủ Anh dâng cao hơn bao giờ hết, khiến Henrietta Maria cùng chồng mình phải chạy từ Whitehall đến Hampton Court, làm ngắp nghé bừng lên cuộc Nội chiến kinh khủng sắp xảy đến[32].

Tháng 2 năm ấy, Henrietta Maria giong buồm rời khỏi Anh để đến Den Haag, phần vì tự bảo vệ mình, phần vì để dân chúng Anh bớt vì sự có mặt của bà mà giương mũi giáo về phía Vua Charles I trong tình thế nhạy cảm này[33]. Thành phố Den Haag là nơi quan trọng của gia tộc xứ Orange, do con rể tương lai của bà là William xứ Orange nắm giữ. Và trong chuyến chạy trốn này, Henrietta Maria cũng đem theo con gái cả Mary, người được định ước cho William để mang lại liên minh cho nước Anh.

Thời kỳ thứ nhất (1642 – 1646)

Thời kỳ thứ hai (1648 – 1651)

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Henriette Marie của Pháp http://www.guide2womenleaders.com/womeninpower/Wom... http://www.medici.org/general/PhotoEssay.pdf http://www.westminster-abbey.org/our-history/peopl... http://www.british-civil-wars.co.uk/biog/henrietta... http://www.englishmonarchs.co.uk/stuart_16.html https://books.google.com/books?id=cPbRwMidibEC&pg=... https://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k76026j https://archive.org/details/henriettamaria00hami/p... https://archive.org/details/in.ernet.dli.2015.5267... https://archive.org/details/livesqueensengl23strig...